Với những loại thực phẩm được đóng gói sẵn, bạn phải kiểm tra sản phẩm bên trong có còn nguyên vẹn hay không. Nhãn mác phải thể hiện đúng thông tin của sản phẩm, nhà sản xuất, ngày sản xuất, lô sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần cấu tạo chính của sản phẩm và đặc biệt phải có ngày sản xuất và ngày hết hạn.
Bạn nên chỉ nên chọn những sản phẩm có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và còn hạn sử dụng. Còn đối với các sản phẩm chế biến sẵn bạn nên chú ý nên thành phần phụ gia và các chất bảo quản sử dụng để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn được an toàn nhất. Bên cạnh đó đối với những thành viên trong gia đình bị dị ứng với một số chất thì cần phải nghiên cứu thật kỹ thành phần của sản phẩm.
Đối chọn mua được loại thịt tươi ngon nhất bạn nên quan sát thật kỹ màu sắc bên ngoài. Nên chọn những loại thịt có màu sắc đỏ sẫm hay đỏ tươi, vết cắt của thịt phải bình thường và khô ráo. Bạn nên tránh những loại thịt có màu hơi thâm, đen, xanh nhạt hay có màng nhầy ở phía bên ngoài. Bạn cũng tuyệt đối không nên mua những loại thịt có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi kháng sinh bất thường.
Còn đối với những loại thịt được chế biến sẵn như thịt xay hay giò bạn nên mua ở những nơi có nguồn gốc rõ ràng và nơi bán phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn cũng không nên mua sản phẩm được che đậy trong tủ kín, có mùi hay màu sắc khác thường.
Đối với các loại rau củ quả tươi ngon, giàu vitamin thì cách chọn thực phẩm sạch và an toàn nhất là quan sát bên ngoài bằng mắt. Bạn nên chọn rau củ quả tươi, còn nguyên cuống, không bị tình trạng dập nát, bị sâu hay đốm lạ. Không nên mua rau đã bị dập, héo úa, có mùi lạ hay có có kích thước bên ngoài khá bất thường.
Khi chọn rau trong siêu thị thì nên chú ý đến nơi sản xuất và độ tươi của rau, còn khi mua ở chợ nên quan sát và chọn lựa thật kỹ các loại rau này. Dù mua ở siêu thị hay chợ trước khi chế biến bạn cũng nên ngâm với nước muối để tránh bị thuốc hay phân bón.
Đối với các loại thực phẩm đồ hộp tiện lợi bạn nên chú ý đến thời hạn sử dụng, chọn những hộp có 2 nắp bị lõm vào và khi gõ hộp sẽ có tiếng kêu thanh. Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh chọn những loại đồ hộp có vỏ ngoài bị phồng, bị móp hay biến dạng. Ngoài ra đối với những loại đồ hộp khi mở nắp mà có mùi lạ hay mùi hôi thì nên bỏ đi và không nên tiếp tục sử dụng chúng.
Để mua các loại cá tươi ngon bạn nên chọn những con cá đang còn sống và thở trong chậu hay bể. Nên chọn những con khỏe và còn nguyên vảy, còn nếu không còn sống thì cá và hải sản phải được bảo trong đá lạnh. Tránh mua các loại cá bị ươn hay có mùi lạ.
Trên đây là những cách lựa chọn thực phẩm an toàn và đơn giản mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của mình. Chỉ cần bạn dành chút ít thời gian để quan sát và tìm hiểu sẽ tự rút cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu khi mua thực phẩm cho gia đình mình.
Đối với các loại ngũ cốc hoặc thực phẩm khô khác khi đã thấy bị mốc thì bạn không nên mua chúng. Trong thực phẩm mốc có thể chứa một số loại vi khuẩn có thể gây nên bệnh ung thư và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhất là trong những loại ngũ cốc có dầu như lại khi bị mốc có thể sản sinh ra nấm aflatoxin, loại nấm này có nguy cơ gây bệnh ung thư gan cho người dùng. Vì thế nguyên tắc lựa chọn thực phẩm an toàn đầu tiên là bỏ qua những loại thực phẩm khô đã bị mốc.
Đối với những loại thực phẩm đóng hộp hay có bao bì thì nên chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm. Với những loại thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng thì bạn không nên mua và sử dụng chúng. Đặc biệt bạn cũng nên quan tâm đến thành phần các loại chất bảo phẩm và phụ gia bên trong sản phẩm chế biến sẵn để tránh tình trạng dị ứng với cơ thể.
Những loại rau củ quả có mùi lạ thì đây có thể là mùi của loại thuốc trừ sâu. Chính vì thế nếu rau quả có tình trạng bị mùi lạ khó chịu thì cũng không nên mua những loại thực phẩm này.
Thực phẩm an toàn (hay thực phẩm sạch) từ lâu đã là mối quan tâm của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, bởi việc sử dụng thực phẩm không an toàn (thực phẩm bẩn) là mối nguy cơ lớn đến sức khỏe con người.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nhiều nghiên cứu và đi đến kết luận, thực phẩm không an toàn có thể gây ra những vấn đề rất lâu dài với sức khỏe của người dùng.
WHO ước tính có đến hơn 200 loại bệnh liên quan đến thực phẩm không an toàn. Hàng năm có 600 triệu người (khoảng 1/10 tổng dân số thế giới) bị ốm, 420.000 người bị chết, 33 triệu năm sống khỏe mạnh bị mất, khoảng 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong trên thế giới là do nguyên nhân từ thực phẩm bẩn.
Khái niệm thực phẩm an toàn (hay thực phẩm sạch) khá rộng và trừu tượng, nên có nhiều quan niệm khác nhau. Theo WHO, thực phẩm đạt mức an toàn không gây hại cho con người, là khi không chứa hoặc chứa hàm lượng ở mức chấp nhận được các chất ô nhiễm hay vi khuẩn mà bình thường có thể gây nhiễm độc, hoặc bất kỳ chất nào khác có thể khiến thực phẩm trở nên có hại cho sức khỏe.
Nói cách khác, thực phẩm an toàn là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp, thiết yếu mà không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng do các loại ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học hay các hình thức ô nhiễm khác gây ra.
Gắn liền với khái niệm thực phẩm an toàn là khái niệm an toàn thực phẩm. WHO định nghĩa, an toàn thực phẩm có nghĩa là bảo đảm thực phẩm sẽ không gây hại cho con người cả trong quá trình chuẩn bị và/hoặc khi đã sử dụng.
Nhằm thống nhất ý chí và hành động của các quốc gia trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, kể từ năm 1962, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) đã xây dựng nên Bộ quy tắc về thực phẩm và thành lập Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế – cơ quan liên chính phủ với 165 nước thành viên, nhằm xác lập các tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm cũng như tổ chức thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn cầu.
Ngay từ thời điểm năm 1994, đã có 146 quốc gia thừa nhận và áp dụng bộ quy tắc về thực phẩm. Các quốc gia này đã cùng nhau xác định 237 tiêu chuẩn về hàng hóa thực phẩm, 41 quy tắc về kỹ thuật và vệ sinh thực phẩm, đánh giá ảnh hưởng của 185 loại thuốc bảo vệ thực vật với an toàn thực phẩm, xác định được 3.274 hạn mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật được phép có trong thực phẩm, đánh giá mức độ an toàn của 760 loại chất phụ gia, 25 loại chất gây ô nhiễm và 54 loại thuốc thú y với thực phẩm.
Có quá nhiều khái niệm về thực phẩm đang cùng bày bán, hiện diện tại các siêu thị khiến nhiều bà nội trợ ‘tẩu hỏa nhập ma’. Trên thực tế, các loại rau sạch, thịt sạch gọi là rau an toàn, thịt an toàn thì chính xác hơn, tạm hiểu là người tiêu dùng sẽ được “an toàn” khi sử dụng các sản phẩm này. Rau, thịt an toàn còn phải được đảm bảo “an toàn” ở khâu chế biến, đóng gói, bảo quản… để thực phẩm không bị biến chất và nhiễm khuẩn.
Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành các bộ tiêu chuẩn về trồng trọt an toàn, chăn nuôi an toàn và thủy sản an toàn gọi là VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam). Bộ tiêu chuẩn này bao gồm nhiều yếu tố như: đất trồng không nhiễm bẩn, nguồn nước tưới không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý, giống tốt và cây con khỏe mạnh, sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau…
Phổ biến nhất hiện nay là rau an toàn, nghĩa là loại rau chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau: Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau; chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người; ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc); tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu hoạch…
An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những nó ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội.
Bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ nâng cao sức khoẻ người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta là đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục kiến thức khoa học kỹ thuật và pháp luật về an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức và thực hành của cộng đồng.
Đặc biệt, điều kiện bắt buộc đòi hỏi chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm là phải có kiến thức về an toàn thực phẩm./.
Thương hiệu uy tín. Xuất xứ rõ ràng. Thông tin đầy đủ.
Kiểm duyệt đầu vào. Kiểm tra từng sản phẩm trước khi đến khách hàng.
100% sản phẩm thân thiện với môi trường và con người.
Áp dụng đúng chính sách bảo hành cho sản phẩm chính hãng.